Tài xế mặc áo bà ba chở du khách vi vu TP.HCM bằng xe điện 'mới toanh'
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.Độc lạ phiên chợ dùng lá cây... thay tiền ở TP.HCM, người dân hào hứng mua sắm
Ngày 18.3, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ liên quan 3 vụ việc người lao động tử vong trong thời gian đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Theo đó, vụ gần nhất xảy ra vào khoảng 2 giờ 50 phút, ngày 13.3, công nhân L.V.L (37 tuổi) vào khu vực sơn tấm thuộc Công ty TNHH Ritar Power (KCN Thành Thành Công, TX.Trảng Bàng, Tây Ninh) nằm nghỉ giải lao. Đến khoảng 3 giờ cùng ngày, công nhân làm chung tên Trần Minh Phước gọi điện thoại cho anh L.V.L nhờ lái xe nâng vận chuyển hàng vào sản xuất nhưng không liên lạc được. Sau đó, anh Trần Minh Phước đi tìm và phát hiện công nhân L.V.L đã tử vong tại khu vực nghỉ giải lao.Trước đó, khoảng 0 giờ 34 phút, ngày 11.12.2024, tại khu vực nghỉ ngơi của công nhân bên trong Công ty TNHH Cao su Thành Lễ (H.Dương Minh Châu, Tây Ninh) cũng xảy ra một vụ chết người. Cụ thể, công nhân tên L.V.N (57 tuổi) vào ca làm việc từ 18 giờ ngày 11.12.2024 đến 6 giờ ngày 12.12.2024. Ca làm việc gồm có hai người luân phiên làm và nghỉ giải lao tại khu vực nghỉ dành cho công nhân. Đến khoảng 0 giờ 40 phút ngày 12.12.2024, người làm chung phát hiện công nhân L.V.N đã tử vong tại khu vực nghỉ giải lao.Vụ thứ 3 xảy ra tại Công ty TNHH A&J Việt Nam (địa chỉ KCN Phước Đông, xã Phước Đông, H.Gò Dầu, Tây Ninh). Cụ thể, vào khoảng 15 giờ ngày 10.12.2024, nhân viên bảo vệ N.V.C (62 tuổi) thuộc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ phát triển Lá Chắn Thép 24H (địa chỉ số 100A Đặng Ngọc Chinh, khu phố 5, P.3, TP.Tây Ninh) đang làm việc tại cổng C thuộc Công ty TNHH A&J Việt Nam thì có biểu hiện nôn ói và đau nhức ngực trái.Ca trưởng bảo vệ liên hệ nhân viên y tế của công ty để sơ cứu, sau đó được chuyển đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tuy nhiên, nhân viên N.V.C đã tử vong trên đường đi cấp cứu.Nguyên nhân của 3 người lao động đột ngột tử vong trên đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Những cổ phiếu nào giúp nhà đầu tư thu lãi hơn tiết kiệm cả năm?
Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus nặng gây viêm não tủy cấp tính, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong là 100%.Tại Việt Nam, bệnh dại xuất hiện ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chính là chó, mèo. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Năm 2023 số người điều trị dự phòng bệnh dại là 674.888 người tăng hơn 45% so với năm 2022; cả nước cũng ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại tại 30/63 tỉnh thành, phố. Tính đến cuối năm 2024, cả nước ghi nhận 84 ca tử vong do bệnh dại tại 34/63 tỉnh, thành phố. Bệnh dại có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng dại, tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dại còn rất chủ quan, lơ là, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Nhiều trường hợp được chỉ định tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại nhưng vì băn khoăn chi phí tiêm chủng cao, tâm lý sợ tốn kém tiền bạc nên đã trì hoãn mũi tiêm hoặc không tiêm. Lo ngại hơn, vì chủ quan và thiếu thông tin, người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đã không đến cơ sở y tế để tư vấn, tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Bên cạnh đó, còn có những trường hợp lại tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Đơn cử, ca tử vong do bệnh dại ghi nhận tại thôn O Đất, xã Ia Băng, H.Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào ngày 8.8.2024. Ngoài trường hợp tử vong là anh D., địa phương còn ghi nhận 11 trường hợp phơi nhiễm. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, trước đó, anh D. bị chó của gia đình cắn, đến cơ sở y tế để xử lý vết thương, nhưng không khai báo và cũng không tiêm huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại. Con chó sau khi cắn anh D. đã bị người nhà đập chết làm thịt để ăn. Kết quả điều tra cho thấy, xác minh có 11 người phơi nhiễm; trong đó, 2 người nguy cơ rất cao do trực tiếp làm thịt chó, 9 người tiếp xúc với trường hợp tử vong do bệnh dại.Tháng 5.2024, bà D. sinh năm 1971, ngụ phường Long Tâm (TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị mèo cào vào chân với vết xước trầy ở da, chảy máu nhẹ, do nghĩ mèo nhà nuôi nên bà D. chủ quan không đi tiêm dự phòng sau phơi nhiễm. Tháng 11.2024, bà D. có biểu hiện bị sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở và người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán bệnh dại viêm cơ Tim cấp và tử vong sau đó vài ngày.Ngoài ra, thực trạng hiện nay cho thấy một số nhân viên y tế vẫn còn e ngại trong việc tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin dại, cho rằng có nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc triển khai đưa huyết thanh kháng dại vào các điểm tiêm chủng, còn e dè các phản ứng sau tiêm.Theo thống kê của ngành Y tế, những năm gần đây bình quân cả nước có khoảng 600 nghìn người bị chó, mèo cắn và trên 70 người tử vong mỗi năm dù đã có vắc xin cho cả người và động vật. Bệnh dại luôn giữ vị trí có số ca tử vong nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, chi phí để giải quyết hậu quả khi bị chó, mèo cắn và các hệ lụy của bệnh dại tiêu tốn gần 1.000 tỉ đồng/năm.Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các khía cạnh của đời sống như gây đau khổ cho gia đình nạn nhân; vết thương do chó cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm thần của nạn nhân có thể suốt đời; mất cơ hội vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, làm việc và gây ảnh hưởng môi trường.Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) là đơn vị trong nước, sản xuất huyết thanh kháng dại để dự phòng bệnh dại cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc trong gần 30 năm nay. Không ngừng áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và tuân thủ GMP vào trong sản xuất. IVAC đã cải tiến thành công sản phẩm huyết thanh kháng dại tinh chế với tên thương mại mới là IVACRIG hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm IVACRIG (huyết thanh kháng dại tinh chế) được sản xuất từ huyết thanh ngựa áp dụng theo công nghệ tinh chế tiên tiến. Mỗi lô IVACRIG được đưa ra thị trường sau khi trải qua 3 cấp đánh giá về an toàn thuốc và được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ sản xuất lô và kiểm soát chất lượng.IVACRIG là sản phẩm có độ tinh sạch cao, an toàn, hiệu quả với giá thành hợp lý góp phần điều trị dự phòng cho người bị động vật nghi dại cắn, trung hòa virus dại giảm các khả năng gây phản ứng phụ, các phản ứng phụ (nếu có) chỉ thoáng qua và dễ dàng giải quyết như đau tại chỗ, đỏ, ngứa.Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Người dân khi bị chó mèo cắn cần kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Chủ quan sẽ trả giá đắt.
Năm qua đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của Xuân Son ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Trong vai trò tiền đạo chủ lực, anh đã ghi được nhiều bàn thắng quan trọng, giúp CLB Nam Định lên ngôi ở đấu trường V-League. Sự nổi bật của Xuân Son không chỉ đến từ kỹ năng chuyên môn, mà còn ở tâm huyết thi đấu và khả năng dẫn dắt. Anh đã trở thành tác nhân chính giúp CLB Nam Định có được mùa giải thành công nhất trong nhiều năm trở lại đây. Anh đồng thời cũng là "Vua phá lưới" V-League 2 mùa giải liên tiếp. Đặc biệt, trong mùa giải 2023-2024, cầu thủ sinh năm 1997 đã giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V-League, đoạt giải "Bàn thắng đẹp nhất giải" và đạt danh hiệu "Vua phá lưới" với 31 bàn thắng. Đây là một con số mang tính lịch sử, phá vỡ kỷ lục 25 bàn của cựu tiền đạo Lê Huỳnh Đức.Theo thống kê từ chuyên trang chuyển nhượng bóng đá Transfermarkt, Xuân Son đã ra sân tổng cộng 100 trận tại V-League, ghi được 71 bàn thắng và đóng góp 14 pha kiến tạo trong màu áo các CLB Nam Định, Đà Nẵng, và Bình Định. Anh cũng là chân sút có hiệu suất tốt nhất V-League nhiều năm trở lại đây. Nam Định là CLB đầu tiên Xuân Son gắn bó khi tới Việt Nam vào năm 2020 và sau khi trải qua 2 chặng chuyển tiếp ở Đà Nẵng và Bình Định, anh quay trở lại mái nhà đầu tiên vào năm 2023 và gắn bó tới nay. Tình yêu với mảnh đất thành Nam của Xuân Son được khẳng định khi anh chia sẻ rằng tết năm nay là cái tết hạnh phúc khi anh được đón năm mới ở vùng đất đã "kiến tạo" nên Xuân Son ngày hôm nay. Sau thời gian chờ xét duyệt, Xuân Son chính thức nhận quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách dự AFF Cup 2024. Tuy nhiên, vì quy định của FIFA, anh phải chờ sau 3 lượt trận đầu tiên mới có thể ra mắt đội tuyển và anh đã không làm người hâm mộ thất vọng. Tại AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son đã tạo nên một dấu ấn khó phai trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Dù chỉ thi đấu 5 trận, anh xuất sắc ghi 7 bàn thắng và giành cả hai danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất giải" lẫn "Vua phá lưới". Thành tích này không chỉ thể hiện tài năng vượt trội mà còn cho thấy sự hòa nhập nhanh chóng và tinh thần cống hiến của anh đối với đội tuyển Việt Nam.Trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến sự góp mặt của một số cầu thủ nhập tịch như Fabio dos Santos (Phan Văn Santos), Kesley Alves (Huỳnh Kesley), Samson Kayode (Hoàng Vũ Samson, thi đấu cho Buriram United năm 2018), Gaston Melo (Đỗ Merlo),... Tuy nhiên, họ chưa từng có cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam để thi đấu ở các giải quốc tế chính thức. Hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Son đã vượt qua mọi rào cản để trở thành nhân tố chủ chốt trên hàng công, góp phần quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam chinh phục đỉnh cao khu vực.Sự hiện diện và thành công của anh đã phá vỡ những định kiến tồn tại lâu nay về cầu thủ gốc nước ngoài, mở ra một chương mới cho việc sử dụng nguồn lực này trong tương lai. Xuân Son không chỉ mang đến chất lượng chuyên môn cao mà còn thể hiện tình yêu sâu sắc với Việt Nam, minh chứng qua những hành động giản dị như cùng gia đình tham gia vào các hoạt động đời thường, say mê các món ăn Việt và niềm tự hào khi hát Quốc ca.Thành công của Xuân Son đã tạo động lực để đội tuyển Việt Nam xem xét và tiếp nhận thêm các cầu thủ nhập tịch khác như Jason Quang Vinh, Hendrio Araujo,...Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam hôm ấy đáng lẽ phải trọn vẹn niềm vui, nhưng chấn thương nghiêm trọng của Xuân Son đã để lại một nốt lặng đầy ám ảnh trong lòng người hâm mộ. Khi anh đổ gục xuống sân, cả khán đài như nín lặng, hàng triệu con tim thắt lại, lo lắng dâng trào. Đó không chỉ là nỗi đau thể chất của Xuân Son, mà còn là nỗi đau của những người yêu bóng đá nước nhà, khi chứng kiến một trụ cột của đội tuyển phải đối mặt với thách thức lớn nhất sự nghiệp.Chẩn đoán ban đầu về chấn thương của Son chỉ là một ổ gãy đơn giản, nhưng sau quá trình kiểm tra chi tiết, các bác sĩ phát hiện tình trạng phức tạp hơn nhiều: một ổ gãy thân xương chày với mảnh rời lớn hình chêm dài 7 cm ở thành sau, kèm theo nguy cơ phát sinh thêm các mảnh gãy rời nếu không được xử lý đúng cách. Đây không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là thước đo sự khéo léo và kinh nghiệm của ê kíp phẫu thuật, khi vừa phải đảm bảo xương được cố định chắc chắn, vừa tránh gây tổn thương thêm đến các cấu trúc lành và làm chậm quá trình phục hồi sinh lý.Phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy trong trường hợp này mang tính thách thức cao. Việc lựa chọn mở ổ gãy để nắn chỉnh mảnh rời hay đóng đinh nội tủy kín đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì mỗi phương án đều có những nguy cơ riêng. Ngoài ra, kích thước cơ thể lớn và thể trạng của Xuân Son càng khiến mọi thao tác phải chính xác đến từng chi tiết. Mỗi bước đi trong phẫu thuật được tính toán và mô phỏng kỹ qua phần mềm hiện đại, để đảm bảo sự vững chắc và khả năng phục hồi tốt nhất cho cầu thủ.Sau phẫu thuật, hành trình phục hồi của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, được chia thành bốn giai đoạn với mục tiêu cụ thể: kiểm soát đau, phục hồi chức năng cơ bản, cải thiện sức mạnh và tầm vận động, và cuối cùng là chuẩn bị thể lực ở mức độ cao. Dù phẫu thuật chỉ là 10% của quá trình trở lại, 90% còn lại là sự quyết tâm của Son, kết hợp với đội ngũ phục hồi chức năng và ban huấn luyện. Một cầu thủ chuyên nghiệp có thể mất trung bình 9 tháng để trở lại sân cỏ, và điều này cũng phụ thuộc nhiều vào cách cơ thể đáp ứng với các giai đoạn phục hồi.Từ một cầu thủ luôn bừng sáng trên sân cỏ, Xuân Son giờ đây phải bước vào cuộc chiến hoàn toàn khác, nơi không còn tiếng cổ vũ cuồng nhiệt, chỉ còn sự kiên cường và nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Thử thách này sẽ không dễ dàng, nhưng với tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, người hâm mộ tin rằng anh sẽ trở lại, mạnh mẽ hơn, để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới cùng đội tuyển Việt Nam. Anh nhận được hỗ trợ tối đa từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), từ CLB Nam Định, từ gia đình, người hâm mộ và cả các doanh nghiệp, nhà tài trợ cùng Bệnh viện đa khoa Vinmec - nơi anh đang điều trị. Những bằng khen, phần thưởng có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cũng sẽ là động lực lớn để anh và gia đình vững tin trong hành trình phục hồi phía trước. Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện Vinmec (Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Anh nhận được sự chào đón nồng hậu từ người hâm mộ Nam Định."Nam Định luôn là nơi tôi yêu quý vô cùng. Sau 3 năm sống tại đây, tôi cảm nhận rõ rệt tình cảm đặc biệt mà người dân Nam Định dành cho mình. Chính vì thế, đón tết ở Nam Định là một trải nghiệm không thể nào quên. Tôi yêu mọi thứ thuộc về nơi này", Xuân Son chia sẻ với Báo Thanh Niên vào chiều ngày 25.1, trong lúc đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở thành Nam."Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả, bởi đây là cái tết đầu tiên tôi đón với tư cách là một công dân Việt Nam thực thụ. Điều này mang ý nghĩa rất lớn với tôi và gia đình", Xuân Son xúc động nói thêm.Mùa xuân này, với tư cách một công dân Việt Nam, Xuân Son đang tận hưởng những giây phút ý nghĩa bên gia đình và những người yêu quý mình tại Nam Định – nơi đã trở thành mái nhà thứ hai của anh.Chấn thương đã làm gián đoạn hành trình đầy rực rỡ của Xuân Son tại AFF Cup, nhưng không thể dập tắt đi ngọn lửa quyết tâm trong anh. Chức vô địch AFF Cup có thể kém trọn vẹn khi anh không thể có mặt trên sân để ăn mừng cùng cả đội nhưng anh biết rằng đó chỉ là bắt đầu cho một chặng đường khác đáng mong đợi.
Bất ngờ ở vòng chung kết giải bóng rổ sinh viên toàn quốc
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.